Mẹ Thược Dược - Chương 8
Bố tôi mấy ngày đó cũng về làng.
Ông cau mày: “Ngọc Phân, tôi thấy đầu cô hâm rồi, tôi không bỏ một xu nào, Bé Bê cũng không được ở với tôi đâu.”
Mẹ cười: “Yên tâm! Biết ông là rể ở rể, ngày ngày phải nhìn sắc mặt bà vợ, còn phải rửa chân cho con bà ta, không đủ mặt mũi cho con gái ở cùng.”
Bố nổi giận: “Tôi không phải là rể ở rể!”
“Nếu có tài thì tự mua nhà ở huyện, cho bà vợ ở cùng đi.” Mẹ nhìn ông: “Ngoài gương mặt đẹp, còn gì nữa?”
“Trên giường ba phút, bà vợ ông chắc chịu nổi?”
Bố mặt lúc trắng lúc xanh, tức đến mức muốn nổ tung.
“Đồ đàn bà vô liêm sỉ, trước mặt con gái mà nói những chuyện này.”
Mẹ cười lớn hơn: “Có người bị đụng đến chỗ đau, tức nhảy dựng lên rồi!”
Trận này, bố tôi thua thảm hại!
Ngày mẹ đến nhà máy làm thủ tục, dẫn tôi theo, mẹ hỏi tổ trưởng về chỗ thuê nhà, đúng lúc ông giám đốc nghe thấy.
Vợ giám đốc bỏ đi tám năm trước, từ đó ông sống với con trai.
Có lẽ vì đồng cảnh ngộ.
Ông chỉ cho mẹ một căn phòng ở nhà máy.
“Nếu không chê nóng, có thể ở tạm.”
16
Các bạn đã bao giờ ở phòng container không có điều hòa vào mùa hè chưa?
Gió từ quạt thổi vào mặt như ngọn lửa từ bếp.
Tay chạm vào vách phòng, cảm giác da bị cháy xém.
Trước khi ngủ, mẹ phải tưới nước nhiều lần cho phòng mát.
Dù vậy, cả đêm áo vẫn ướt đẫm mồ hôi.
Nhưng tôi thích căn phòng container này.
Vì không có rắn bò vào phòng lúc nửa đêm, không có chuột chạy trên trần, không phải thức dậy lúc ba giờ sáng và phát hiện mái nhà dột, chăn ướt một nửa.
Ông giám đốc có con trai bằng tuổi tôi, đang học bổ túc.
Mẹ bắt đầu hỏi ông về việc học thêm.
Ông giám đốc kinh ngạc: “Bà lương tháng 480, mà muốn cho con học thêm 400 một tháng?”
Mẹ có chút ngại ngùng: “Đâu phải lúc nào cũng học thêm, chỉ trong hai tháng hè thôi mà.”
“Tôi chỉ có một đứa con gái, không thể để nó lãng phí cuộc đời được.”
Dù mọi người trong nhà máy không hiểu, mẹ vẫn cho tôi đi học lớp bổ túc mà với chúng tôi là rất đắt đỏ.
Nhưng tôi học lớp tám người, còn con trai giám đốc, Cao Triết Viễn, học lớp một kèm một.
Mẹ làm công nhân bình thường.
Công việc hàng ngày là chọn lọc và ép tấm tre.
Mẹ từng đan giỏ tre ở nhà, nên việc chọn tre vừa nhanh vừa tốt, mẹ còn có thể nhìn ra những nguyên liệu nào cần được sản xuất ngay, nguyên liệu nào có thể để lâu hơn.
Sau giờ làm, mẹ hoặc đọc sách liên quan, hoặc xem xét các tấm tre.
Những chi tiết này thu hút sự chú ý của giám đốc.
Đôi khi ông nói chuyện nhẹ nhàng với mẹ.
Thỉnh thoảng thấy mẹ mắng tôi, ông nhắc: “Bé Bê lớn rồi, con gái không nên mắng và đánh.”
Mẹ ngại ngùng đáp: “Ở nông thôn chúng tôi thường nói roi vọt dạy nên người.”
Nhưng mẹ cũng tiết chế hơn.
Mau chóng đến ngày khai giảng.
Việc đầu tiên là kiểm tra xếp lớp.
Dù tôi đã cố gắng học thêm trong kỳ nghỉ hè, nhưng trong số 500 học sinh lớp 6, tôi chỉ đứng thứ 300.
Khi nhận được bảng điểm, mặt mẹ tái mét.
Mẹ hét lên: “Mẹ tốn bao nhiêu tiền cho con đi học thêm mà con chỉ đứng thứ 300?”
Giám đốc Cao cũng giận dữ: “Lớp một kèm một mà con xếp thứ 400? Con, con, con muốn làm ba tức c.h.ế.t hả…”
Ông nhặt ngay một mảnh tre định đánh.
Mẹ không còn lo cho tôi, vội vàng can ngăn: “Không phải ông nói trẻ lớn rồi không nên đánh sao?”
Giám đốc Cao tức tối: “Không nhịn được nữa rồi.”
17
Cao Triết Viễn bị đánh.
Mẹ cũng bị đòn khi can ngăn, nên không còn sức đánh tôi.
Mẹ ôm sách đọc đến tận nửa đêm.
Tôi lén nhìn qua, sách tên là “Làm sao chấp nhận sự bình thường của con cái”.
Mẹ đọc xong rất có ích, còn giới thiệu sách cho giám đốc Cao.
Khoảng cách giữa tôi và bạn học rất lớn.
Họ theo dõi thần tượng.
Thảo luận sôi nổi về F4, Phi Luân Hải, Slam Dunk ai đẹp trai nhất.
Họ thu thập nhiều poster và bưu thiếp, hết giờ học là mang ra chia sẻ.
Đôi khi họ hỏi tôi thích ai.
Tôi không biết.
Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
Follow Fanpage FB “Xoăn dịch truyện” để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage “Xoăn dịch truyện” và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.
Vì tôi không biết họ.
Càng không biết tại sao Đạo Minh Tự với mái tóc xoăn và băng đô lại đẹp trai.
Họ mặc đồ Aiyilian, Senma và nhiều nhãn hiệu mà tôi không biết.
Còn tôi chỉ mặc đồ cũ cô Tú đưa cho.
Có lần làm xong bài tập thể dục, mọi người cởi áo khoác đồng phục.
Đại diện lớp tiếng Anh đột nhiên nhìn chằm chằm vào áo tôi và nói: “Áo này giống áo của tôi.”
Nói rồi, cô ấy chỉ vào khuy áo: “Khuy này là tôi thay sau này, vì không cân xứng nên tôi không muốn mặc nữa.”
“Sau đó mẹ tôi mang đóng gói gửi cho họ hàng ở quê.”
Cô ấy tròn mắt: “Cậu là họ hàng đó hả?”
“Tôi còn nhiều áo không thích cũng ít mặc, cậu có muốn không?”
Cả lớp nhìn tôi.
Lúc đó tôi còn nhỏ.
Bản thân cũng tự ti.
Chỉ thấy mặt đỏ bừng, biện minh: “Đây là áo của tôi, của tôi mà.”
Sau lần đó, tôi thích mặc đồng phục nhất.
Tôi cũng không bao giờ cởi áo khoác ở trường.
Nhiều lần tôi muốn mẹ mua cho vài bộ áo mới.
Nhưng nhìn bóng lưng mẹ làm việc vất vả, mồ hôi đầy đầu, tôi không mở miệng được.