Sau Khi Sống Lại, Nương Ta Lạnh Lòng Rồi - Chương 7
Mắt thấy nam tử kia muốn đi, ta vội đi qua hỏi: “Này, ngươi là ai? Tới làm gì?”
Nam tử kia nhìn thấy ta, sửng sốt một chút, nói: “Tiểu sinh họ Hứa, tên Hoài Nam, ở bên gánh hát Thành Nam, bây giờ ta đến quý phủ, là muốn hỏi một chút có muốn nghe hí khúc hay không.”
Quản gia nói với ta: “Tiểu thư, gánh hát trong phủ đều mời gánh hát quen. Người này là đến thử vận may, nhưng trong phủ chúng ta bình thường sẽ không mời gánh hát không quen.”
Ta nhìn Hứa Hoài Nam nói: “Ngươi biết hát bài gì? Ta muốn nghe ngươi hát hí khúc.”
Quản gia khó xử.
Hứa Hoài Nam vui vẻ nói: “Tiểu sinh biết hát rất nhiều bài.”
Hắn không phải bằng hữu của nương ta, nương ta không có thể nào quen biết thứ dân.
Nhưng hắn là người tốt.
19
Lúc này, cha nương ta tiễn đại phu kia đi về, sau khi hành lễ một phen, xe ngựa tiễn đại phu kia rời đi.
Sắc mặt cha ta rất nhẹ nhàng.
Ông nhìn thấy chúng ta, hỏi: “Có chuyện gì thế?”
Ta ngây ngô nói: “Cha, con muốn nghe hắn hát hí khúc.”
Ta nhìn sắc mặt nương ta, rất bình tĩnh.
Hứa Hoài Nam nhìn thấy cha nương ta, cực kỳ cung kính hành lễ, giống như tất cả những người làm lụng để kiếm miếng cơm manh áo.
Cha ta nói: “Vậy thì sắp xếp đi.”
Nói xong, một tay ôm lấy ta, một tay dắt nương ta đi.
Đoàn hát của Hứa Hoài Nam bắt đầu đến hát hí khúc, ta rất thích.
Nương ta có đôi khi đi xem, có đôi khi không đến, nhưng mà ban thưởng rất nhiều.
Cha ta khỏi bệnh rồi.
Điều này làm ta rất là khó hiểu.
Tuy nhiên nương ta thề, bà tuyệt đối sẽ không sinh con, còn ở trước mặt ta uống một chén thuốc, Thu Thiền cô cô nói uống thuốc này rồi, nữ tử sẽ không thể mang thai.
Ca ca, tỷ tỷ và ta đều được đưa vào thư viện hoàng gia đọc sách.
Mỗi ngày cha đều rất bận rộn.
Nương không mang thai.
Nương còn giúp cha nạp hai thiếp thất, hai năm trôi qua, cũng vẫn không sinh được hài tử.
Thân thể của nương ta vẫn luôn không tốt lắm, cho nên bà và cha ta luôn chia phòng ngủ.
Tôi nghe Thu Thiền cô cô nói, Trần Hoài Nam đã chuộc thân cho mình khỏi gánh hát, còn tự mở một tửu lâu.
20
Chỉ trong chớp mắt, đã 8 năm trôi qua.
Cha ta vẫn chưa sinh ra được một đứa con nào cho nên dồn nhiều tinh lực vào việc bồi dưỡng ca ca ta.
Ca ca 17 tuổi đã thành Thám Hoa Lang, nghe nói Hoàng đế vốn định cho huynh ấy làm Trạng nguyên, nhưng tướng mạo hai người còn lại thực sự không giống Thám Hoa, cho nên để ca ca trở thành Thám Hoa lang.
Tỷ tỷ gả cho một Vương gia nhàn tản, bọn họ là đồng học, cũng coi như là thanh mai trúc mã, tình cảm rất sâu đậm.
Khi ca ca muốn đi Nam Kinh nhậm chức, cha nương đã cãi vã một trận rất lớn.
Tôi và ca ca ngơ ngác đứng ngoài cửa nhìn nhau, trong cửa truyền đến tiếng cha ta tức giận: “Yến Thanh không phải trẻ con, nó đi Nam Kinh nhậm chức, nàng đi theo làm gì? Nàng là chủ mẫu Tạ gia, trượng phu nàng còn chưa c.h.ế.t đâu! Nàng nên quản việc bếp núc, hầu hạ trượng phu!”
Giọng nương ta vẫn dịu dàng bình thản như trước, nói: “Yến Thanh mới 17 tuổi, quan trường sóng gió quỷ quyệt, đạo lý đối nhân xử thế lại phức tạp, hơi không cẩn thận sẽ lầm đường lạc lối, nó cũng là hy vọng của Tạ gia, thiếp không thể không coi chừng, nhỡ đâu xảy ra chuyện, vậy phải làm sao bây giờ?”
Nương lại đổi ngữ khí, nói: “Đúng rồi, để thiếp giúp chàng nạp thêm hai người thiếp nữa, tư sắc xinh đẹp hơn, coi như thiếp chịu tội với chàng, được không?”
“Nàng có ý gì?” Cha ta nghiến răng nghiến lợi.
Nương ta nói: “Yến Thanh là nhi tử của ta, nó đến Nam Kinh, thiếp nhất định phải đi theo.”
“Nguyệt Nhi sắp đến tuổi bàn chuyện cưới gả, nàng không ở bên cạnh dạy bảo nó, không tìm nhà chồng như nó? Nàng yên lòng để ta một mình ở Vương đô?”
21
Nương ta khó hiểu nói: “Nguyệt nhi mới 14 tuổi, đứa nhỏ này không thể rời khỏi thiếp dù chỉ một ngày được, ta làm sao có thể để lại ở Vương Đô được? Đương nhiên là ta sẽ đưa theo cùng.”
Ta và ca ca liếc nhau.
Thật ra chúng ta đều có thể cảm nhận được mấy năm nay nương ta vô cùng xa cách cha ta.
Nương ta vốn rất tốt với cha ta, tự tay may quần áo, làm đế giày cho ông. Cha ta uống say cũng sẽ đích thân đi bón canh gừng. Cha ta bị bệnh, đương nhiên là sẽ canh gác trắng đêm.
Nhưng không biết từ khi nào, nương ta bắt đầu không ngừng nạp thiếp cho cha ta. Ông bị bệnh, bà chỉ liếc mắt nhìn một cái rồi rời đi, bà sẽ không bao giờ tự tay làm bất cứ thứ gì cho ông nữa.
Những lúc nói chuyện với cha ta, thứ bà cảm thấy hứng thú nhất chính là việc học hành hoặc là kế hoạch tương lai của ba huynh muội chúng ta, việc làm ăn của Tạ gia bà cũng có để ý.
Nói như thế nào nhỉ? Chính là mẫu thân ta không còn quan tâm đ ến cha ta nữa.
Ta không biết cha ta có phát hiện ra hay không.