Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm - Chương 37-38-39
C37: Hoàn Châu Cách Cách (ngoại Truyện)
[Hoàn Châu Cách Cách trong lịch sử có thật hay không? Là vị cách cách nào? Triều Thanh thật sự có Cách Cách xuất thân Hán tộc?]
Như rất nhiều người trong chúng ta đã biết, năm 1997 nữ văn sĩ Quỳnh Dao trong một chuyến du lịch Bắc Kinh khi đi qua địa danh có tên “Mộ công chúa phía tây” đã cảm thấy rất hứng thú, và có hỏi qua người đi cùng đoàn, xem nàng công chúa được chôn ở đó là ai? Và có một người trong đoàn trả lời rằng đó là ngôi mộ của một nữ tử dân gian, được Càn Long nhận làm nghĩa nữ, và phong làm công chúa. Từ một lời kể vô thưởng vô phạt của nhân viên cùng đoàn, Quỳnh Dao đã sáng tác nên tiểu tuyết Hoàn Châu Cách Cách và bộ phim được chuyển thể từ đó cũng nổi danh khắp Châu Á.
Vì sao mình lại gọi đó là lời nói “Vô thưởng vô phạt” vì đó là chém gió đó các bạn… Vị nhân viên đi cùng trí tưởng tượng cũng phong phú quá…
Thực chất, theo các nhà sử học đã khai quật, ngôi mộ trong lời kể đó, là nơi chôn chất 2 vị công chúa của hoàng đế Gia Khánh.
Phần chính của ngôi mộ, là nơi chôn cất Trang Kính Hòa Thạc công chúa, con gái thứ 3 của hoàng đế Gia Khánh. Sinh năm 1781 và đã kết hôn với một hoàng tử Mông Cổ.
Phần phía tây, chôn cất công chúa thứ tư của Gia Khánh, Trang Kính Cố Luân Công Chúa, cũng kết hôn với một vị hoàng Tử Mông Cổ.
Bởi hai nàng công chúa này mất cùng 1 năm (1811) nên đã được mai táng cùng một nơi.
Theo luật lệ của nhà Thanh, sau khi kết hôn, các công chúa sau khi mất sẽ không được chôn cất trong nghĩa trang hoàng gia, mà sẽ được xây dựng một ngôi mộ riêng. Vì thế, xung quanh Bắc Kinh có rất nhiêu nơi gọi là “công chúa phần – gongzhufen”
Vậy đó, vậy mà hồi nhỏ, đọc báo thấy kiểu một ngôi mộ nơi hoang vắng, xong rồi nghĩa nữ được nhận vào cung nhưng chết yểu….mình thương ơi là thương.. ai ngờ…
À mà khoan đã, nếu mình nói cho các bạn biết, trong triều đình nhà Thanh thật sự có một nàng công chúa người Hán, và cuộc đời của nàng còn oanh liệt và thú vị hơn nhiều tiểu thuyết Quỳnh Dao thì sao?
Nàng là Hòa Thạc Công chúa, người con gái hán đầu tiên và duy nhất được phong danh hiệu này – Khổng Tứ Trân
Nàng cũng là 1 trong 5 vị công chúa triều thanh nổi tiếng nhất (bài này nói về nàng đã nhé, 4 người sau nếu rảnh mình tổng hợp 1 thể)
Hiếu Trang Thái Hoàng Thái hậu thương cảm, nàng là huyết mạch cuối cùng của nhà họ Khổng, nên mới trắc phong Khổng Tứ Trân làm công chúa.
Khổng Tứ Trinh (1635-1713) con gái của Định Nam Vương Khổng Hữu Đức. hổng Hữu Đức vốn thuộc Hán Quân Chính Hồng Kỳ, đối với triều Thanh nam chính Bắc chiến, có nhiều công lao
Năm 1652 Ông bị đánh bại bởi một tướng nhà Minh – Lý Định Quốc, cả nhà hơn 200 người thiệt mạng, con trai duy nhất cũng bị giết.
Chỉ còn con gái Khổng Tứ Trinh còn sống, và chạy thoát.
Năm 1654 2 năm sau cuộc chạy trốn, Khổng Tứ Trân liều mình quay trở lại Bắc Kinh, cầu xin Thuận Trị Hoàng đế cho cha là Khổng Hữu Đức được chôn cất tại Bắc Kinh.
Thuận Trị hoàng đế vì những công lao của ông với triều đình liền đồng ý, truy phong Khổng Hữu Đức là Định Nam Vương, lập đền thờ tại Bắc Kinh.
Tấm lòng hiểu thảo của Khổng Tứ Trinh, Hiếu Trang Thái Hoàng Thái Hậu nhận nàng làm con gái nuôi, phong hiệu Hòa Thạc Cách Cách và giữ lại trong cung nuôi dưỡng.
Sau đó không lâu, Không Tứ Trinh được gả cho Tôn Diên Linh. Khổng Hữu Đức đã chết, không còn con trai nối dõi, nên khi cưới Khổng Tứ Trinh, triều đình đã phong Tôn Diên Linh làm tướng quân chỉ huy trấn giữ tại Quế Lâm.
Khổng Tứ Trinh vốn xuất thân danh môn, con gái tướng quân, tính tình cương kiệt, sau khi gả cho Tôn Diên Linh vốn về chức vị, cấp bậc đều thua kém nàng, Khổng Tứ Trấn không hề để Tôn Diên Linh trong mắt, trước mặt chồng luôn lạnh lùng, kiêu hãnh. Tôn Diên Linh vì biết Khổng Tứ Trinh đối với triều đình dù là nữ nhân nhưng cũng có tiếng nói, lại là một Công Chúa, nên nhường kính chu đáo, hết mực sủng ái.
Một vài năm sau, nghe lời Khổng Tứ Trinh Tôn Diên Linh xin Khang Hy hoàng đế cho về Quảng Tây để sinh sống. Khang Hy phê chuẩn, phong Tôn Diên Linh thành “thượng trụ quốc” và Khổng Tứ Trinh thành nhất phẩm phu nhân.
Năm Khang Hy Thứ 12, 1673, Loạn Tam Phiên nổ ra, Ngô Tam Quế dẫn quân phản Thanh, Tôn Diên Linh tuy đang trấn giữ Quảng Tây, nhưng năng lực không đủ, các binh sĩ cũ của Khổng Hữu Đức không hề nghe theo lệnh ông. Tôn Diên Linh tiến thoái lương nan, không biết làm sao. Binh biến xảy ra, Khổng Tứ Trinh giúp chồng dẹp loạn, lập công ngang những đáng nam nhi khác. Tuy nhiên, phận nữ nhân trong binh biến, năm 1675, Quế Lâm Thất thủ, chồng và con trai Khổng Tứ Trân bị bắt và giết hại. Bà bị bắt và giam lỏng ở Côn Minh trong 8 năm.
Đến tận năm 1682, khi Vua Khang Hy dẹp yên “Loan Tam phiên” Quân Thanh chiếm được Côn Minh, Khổng Tú Trinh mới được cứu và đón quay trở về Bắc Kinh, nơi bà vẫn có được lòng trung thành tuyệt đối của các tướng sĩ dưới trướng cha bà.
Năm 1713, sau gần 30 năm cô độc, bà qua đời. Triều Đình nhà Thanh đã tổ chức Tang Lễ rất lớn, cho vị cách cách người Hán bạc mệnh này.
Sở dĩ, mình hứng thú với cuộc đời bà, vì mộ của bà hiện giờ vẫn chưa được tìm thấy, nhiều truyền thuyết cũng cho rằng, bà chính là nàng Cách cách người Hán oanh oanh liệt liệt một thời và được chôn ở “Mộ Công Chúa Phía Tây” Bắc Kinh.
Cuối cùng, dù nàng Hoàn Châu cách cách trong tiểu thuyết Quỳnh Dao hoàn toàn là hư cấu, nhưng Khổng Tứ Trinh cũng cho chúng ta thấy, triều thành thật sự đã có một nàng cách cách anh dũng, kiêu hãnh và rất “Tiểu yến tử” đúng không?
——————–
*Loạn Tam phiên (1673-1681) là cuộc chiến giữa 3 phiên vương phía nam lãnh thổ Trung Quốc do Ngô Tam Quế cầm đầu chống lại vương triều nhà Thanh cuối thế kỷ 17
*Ảnh 3: Chiếc chông tại núi Fubo Quảng tây có khắc tên Khổng Tứ Trinh, như minh chứng cho nàng cách cách oanh liệt một thời
Ai còn nhớ bộ phim này chắc già lắm rồi 😥
Chương 38
Nguồn thiếu chương, mong độc giả thông cảm!
Chương 39
Nguồn thiếu chương, mong độc giả thông cảm!